• 27 Division St, New York, NY 10002
  • garderia@mail.com

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Một vài hướng dẫn về cách trồng và chăm sóc cây hoa Ngọc Thảo

Ngọc Thảo – loài hoa của sự may mắn, tài lộc  cho gia đình

Hoa Ngọc Thảo Là một trong những loài hoa rực rỡ, đa sắc nhưng lại dễ trồng, dễ chăm sóc, nên ngày càng trở nên phổ biến được trồng làm hoa trang trí trong nhà.

Chỉ nghe cái tên đã thấy sự dịu dàng, nhã nhặn nhưng không kém phần đằm thắm  mà vẻ ngoài của hoa ngọc thảo đã toát lên vây. Chăm sóc cây hoa ngọc thảo tốt sẽ rất sai hoa, nhiều màu sắc và dễ trồng nên luôn là lựa chọn phù hợp để trồng trước sân nhà, trên ban công hay đặt vào chậu trang trí trong nhà.

Cách trồng ngọc thảo bằng hạt giống hoa

  • Chuẩn bị đất, khay hoặc chậu gieo và chọn hạt. Khi chọn hạt thì chọn những hạt có đủ độ già, không bị sâu bệnh, có sức nảy mầm, sinh trưởng và bật mầm tốt. Đất thì yêu cầu tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.
  • Sau khi đã chuẩn bị đất, hạt… xong thì các bạn cần chuẩn bị giá thể, là một hỗn hợp của đất tơi xốp được trộn với phân. Nên sử dụng loại phân giun được trộn theo tỉ lệ 50:50.
  • Đất sau khi trộn xong thì các bạn đổ vào khay hoặc chậu nhưng không nên đổ sát mép vì nếu sát mép thì sẽ rất khó cho việc gieo và tưới nước, nên để một khoảng trống giữ chậu, khay với giá thể là khoảng 3cm.
  • Tiếp theo thực hiện gieo hạt đã chuẩn bị xuống đất như bình thường, gieo xong nên lấp một lớp đất nhẹ lên trên bề mặt hạt.
  • Sau khi gieo xong thì chỉ việc quan sát hạt nảy mầm hạt trong khoảng 2 tuần. Quan sát cho đến khi thấy lá cây xuất hiện và có độ cứng cáp nhất định thì có thể tách và mang ra trồng ở các chậu riêng hoặc ở vị trí thích hợp.

 Cách chăm sóc cây hoa ngọc thảo:

Cây giống Hoa ngọc thảo thuộc loại cây dễ tính, dễ chăm sóc, thời gian từ khi gieo hạt tới khi ra hoa chỉ khoảng 2 tháng.

Loài cây này ưa ẩm trung bình vì thế cần chú ý về độ ẩm, chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt, đồng thời đất nên có nhiều mùn, tơi xốp và giàu dinh dưỡng để cây có thể ra hoa liên tục.

Nên trồng hoa ở những nơi có ánh sáng tán xạ và thoáng mát

Hoa ngọc thảo cần nước ở mức vừa đủ nhưng phải điều độ. Khi thấy lớp đất trên có hiện tượng khô thì hãy tưới nước vào gốc, tránh tưới quá nhiều hay để cây dưới mưa dầm dài ngày.

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà bạn có thể tưới nước 1 – 2 lần/ngày nếu vào ngày trời nắng nóng hoặc 2 – 3 ngày/lần nếu trời mát mẻ.

Ngoài ra cũng cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây khoảng 15 ngày/1 lần để cây có thể phát triển nhanh, cho hoa nhiều và đẹp.

Cách trồng và chăm sóc hoa ngọc thảo rất đơn giản mà mang lại vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm cùng ý nghĩa sâu xa bên trong, là một lựa chọn hợp lý nếu bạn đang có ý định trồng hoa trang trí trong nhà nhé!

 

Những mẹo chăm sóc hoa tử la lan cực kỳ đơn giản

Đặc điểm hoa Tử La Lan

 Cây Giống Hoa Tử la lan (hay có tên hoa chuông tình yêu valentine) – là một loài hoa có xuất xứ từ Brazil, ngoài ra nó còn một số tên cách gọi khác như: Hoa hồng xiêm, hoa mõm chó biển, hoa thánh,… Tên khoa học của hoa tử la lan là Sinningia speciosa hay Gloxinia speciosa.

Hoa chuông tình yêu có thân dạng củ, cây thấp, mặt lá to rộng hình bầu dục tuôn dài hoặc hình tròn, đầu cánh hoa cụt tròn. Hoa luôn nở hình chuông rất to với nhiều màu sắc rực rỡ. Giống hoa này được xem là hoa trồng một năm vì sau khi hoa nở hết mùa khoảng 6 – 8 tuần, thì hoa sẽ tàn đi, sau đó một thời gian sẽ tiếp tục hồi sinh và ra hoa.

Cách trồng và chăm sóc hoa tử la lan:

Thời điểm thích hợp: 

– Hoa tử la lan sinh trưởng thích hợp với nhiệt độ mát mẻ khoảng  22 – 25 độ C.

– Đối với những vùng có điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt, Mộc Châu, Sapa,… thì có thể trồng hoa quanh năm.

– Những tỉnh Miền Bắc thích hợp trồng vào mùa thu, mùa xuân. Nếu muốn hoa nở đúng dịp Tết có thể trồng vào 9 – 10 dương lịch đối với cây gieo bằng hạt hoặc tháng 12 – 1 đối với cây giâm cành.

– Các tỉnh Miền Nam thời tiết nhiều nắng và mưa nên khó thích hợp để trồng. Tuy nhiên nếu muốn trồng cần có biện pháp tùy chỉnh nhiệt độ và che chắn thích hợp, nên thắp điện cho hoa sinh trưởng phát triển tốt. Thường trồng vào đầu mùa mưakhi mà  khí hậu mát mẻ hơn.

Cách trồng và nhân giống

Hiện nay trồng và nhân giống tử la lan này được thực hiện bằng nhiều  phương pháp khác nhau như giâm lá và tách củ hoặc nhân giống bằng hạt. Giá thể trồng cây rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị xơ dừa, trấu khô, mùn vừa đủ cho cây phát triển.

vường ươm

– Gieo bằng hạt: Chuẩn bị giá thể gieo vào khay có ngăn chia. Phương tiện truyền thông có thể được dành riêng cho hoa. Hạt giống không cần xử lý trước khi gieo và được gieo trực tiếp vào khay trên môi trường nhất định. Khéo léo gieo 1 hạt vào 1 chậu. Làm ẩm khay ươm và duy trì độ ẩm 70-75% hàng ngày. Sau 5 – 7 ngày, hạt nảy mầm và phát triển thành cây con. Sau 20-25 ngày cây có 2-3 lá là có thể đem trồng theo phân.

– Giâm cành: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Chọn cây mẹ từ hạt và giâm cành khi trồng được 4-5 tháng trước khi cây mẹ ra hoa. Cắt hom 7-9 cm có 2-3 lá. Khi cắt hom phải dùng kéo chuyên dụng, vết cắt sắc bén. Sau khi cắt, để hom trong bóng râm khoảng 2-3 giờ, hom sẽ hơi héo. Sau đó nhúng toàn bộ hom vào dung dịch kích thích ra rễ trong 5 phút

Điều kiện sinh thái 

Ánh sáng:

Cây giống hoa la tử lan sinh trưởng yêu cầu lượng ánh sáng đầy đủ tuy nhiên không thể đặt ở những vị trí nắng quá gay gắt. Nếu trồng trong nhà bạn nên chọn vị trí gần cửa sổ, ban công, hiên nhà  ở hướng đông để cây có thể đón nhận ánh sáng mặt trời buổi sáng là phù hợp nhất. Nếu trồng ở nơi ít có ánh sáng thì có thể thắp bóng đèn huỳnh quang để cây phát triển xanh tốt.

tử la lan đặt bên cửa sổ

Đất trồng:

Đất trồng loại hoa này này có độ pH thích hợp khoảng từ 5-6,5.  Nên chọn là loại đất thịt có trộn với một số loại giá thể như than bùn, phân hữu cơ hoại mục. Cây không chịu được ngập úng nên phải giữ cho đất tơi xốp và thoáng khí

Nhiệt độ thích:

Nhiệt độ lý tưởng trong thời kỳ ra hoa để cây phát triển và nở hoa đẹp là từ 18-25 độ C. Nếu như vượt ngưỡng nhiệt độ này hoa sẽ nở bé và không giữ được tươi lâu.

Độ ẩm

Vào thời điểm mà nhiệt độ tăng cao, mặt đất bốc hơi nước rất nhanh. Bởi vậy mà để cây giữ được độ ẩm thì cần sử dụng bằng bình tưới phun sương. Vào mùa hè, nên rải quanh gốc cây một lớp sỏi để ngăn cản, giảm bớt sự bay hơi nước.

Cách chăm sóc hoa tử la lan:

Khoảng thời gian gần đây, tử la lan ngày càng được ưa chuộng bởi vẻ đẹp kiều diễm, tinh tế của nó. Tuy nhiên, khi mang tử la lan về nhà, nhiều người còn bối rối khi chăm sóc loài hoa này, hãy để HATRA hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa tử la lan một cách hiệu quả nhé!

Tưới nước

Tử la lan có nhu cầu nước tưới khá cao nên tại thời điểm đầu mới trồng cây cần được tưới nước, giữ ẩm đều đặn. Tuy nhiên không được để cho cây bị ngập úng mà phải giữ cho đất trồng luôn được tơi xốp tránh cho hiện tượng bị thối rễ cây dẫn đến chết. Khi tưới nước tránh tưới trực tiếp vào tán lá mà nên sử dụng bình tưới phun sương. Một mẹo khá hay là đặt chậu cây vào một đĩa nước trong một tiếng là đã cấp đủ độ ẩm cho cây trong một ngày.

Phân bón

Cây dưới một tháng tuổi cần phun thêm các loại  vi lượng như: Polyfeed (19-19-19); Growmore (30 – 10 – 10)… Cây trên 1 tháng tuổi, ngoài  vi lượng cần phun thêm các  chất kích thích sinh trưởng như: Atonik 1.8 DD, AgrostimTM USA… Khi cây ra nụ thì bón thêm Muti – K (13 – 0 – 6) và  canxi nitrat (11 – 0 – 0 – 20 CaO) cho hoa tươi lâu.

Cắt lá và tỉa nụ

Để hoa  tập trung nở, bạn cần tỉa  2 nụ đầu tiên (khi nụ đã chuyển màu). Tỉa bỏ lá già, hoa tàn để tránh bệnh, hoa chết tách  khỏi  đài hoa. Sau khi tất cả các hoa đã tàn, chúng nên được cắt bỏ gần gốc, để các chồi mới  mọc ra từ củ dưới mặt đất. Tiếp tục bón phân và chăm sóc theo quy trình, cây sẽ có hoa mới.

Sâu bệnh

Bọ trĩ là kẻ thù nguy hiểm của cây lan. Ngoài ra, nếu chăm sóc không cẩn thận, tưới nước vào tán  sẽ dẫn đến thối tán. Đất quá  ướt sẽ làm thối rễ hoặc ngăn cây  ra hoa. Ngoài ra, không đủ ánh sáng sẽ khiến cây phát triển  nhưng yếu ớt, khó ra hoa. Khi có hiện tượng héo lá,  đốm nâu tức là cây đã bị nhiễm virus gây bệnh héo lá trên cà chua không thể chữa khỏi, cần nhổ bỏ kịp thời để tránh ảnh hưởng đến các cây khác. Thường xuyên cắt tỉa  lá héo và hoa tàn là một cách để ngăn ngừa bệnh cho cây. Vì lá  khá giòn nên cần chú ý tỉa bớt lá già để tránh làm hỏng lá non.

Hoa chuông thường bị một số loại côn trùng gây hại như nhện gié, sâu ăn lá… nên  phun  các loại thuốc như: Supracide 

0 EC, Comite 73EC, Kelthane 18.5 EC, Vertimec 1.8 EC. , Bitadin… Các  bệnh thường gặp là thối rễ, héo rũ. Các bệnh này do độ ẩm quá cao, nơi trồng không thông thoáng, nên tưới nước vừa phải, tưới vào buổi sáng, tránh tưới vào buổi trưa hoặc chiều dễ làm hỏng lá. Có thể kiểm soát bệnh bằng  thuốc: Mexyl – MZ 72 WP, Topsin M 50WP, Aliette 80 WP…

 

Chăm sóc Cây Hoa Giấy – Những kiến thức bạn cần bỏ túi

Đặc điểm của cây hoa giấy

Hoa giấy hay có tên gọi khác là cây móc diều, có tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, thuộc họ bông phấn (Nyctaginaceae).

Lý do cho tên gọi này bởi những cánh hoa của nó mong manh như tờ giấy. Bông giấy là cây leo thân gỗ, thuộc họ thân bụi, có khả năng mọc, vươn dài nhanh, cành có nhiều nhánh và có gai nhỏ. Chiều cao của cây có thể giao động từ 1 – 12m. Trong quá trình sinh trưởng, cây có thể bò lên các cây khác hoặc leo giàn.
Lá cây có màu xanh thẫm, mọc so le, lá đơn có hình trái xoan, thuôn dần về phía đỉnh. Lá có độ dài từ 4-13cm, bề rộng 2 – 6cm, cuống lá cong. Hoa giấy trồng ở miền Bắc thường rụng lá vào mùa lạnh như mùa đông, còn tại miền Trung, miền Nam, cây xanh quanh năm.
Hoa giấy nở thành chùm khoảng 3-5 bông, hoa nở trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 6, với nhiều màu sắc như màu trắng, màu đỏ, màu tím,… Các cánh hoa mỏng manh, xếp chặt vào nhau bao quanh phía ngoài gồm 3 – 6 lá. Bộ rễ là rễ chùm, chia nhiều cành nhánh, các nhánh rễ có thể bám vào tường, lan rộng dưới đất

Các loại hoa giấy hiện nay

Cây Giống Hoa Giấy hiện nay người ta đã phát hiện ra 18 loại, tuy nhiên ở Việt Nam, hiện nay phổ biến nhất có 6 loại sau đây:

Hoa giấy Mỹ: Loại cây này ít hoa hơn các loại cây khác nhưng hoa to, màu hồng đậm và lâu tàn. Hoa nở thành từng chùm nhỏ, lá rất nhỏ xinh, gần đó có cuống ngắn. Cây hoa giấy rất khỏe và được dùng làm cây bonsai uốn lượn rất đẹp.

Hoa Giấy Cẩm Thạch: Đây là loại cây khá có giá trị được giới chơi cây cảnh “săn lùng”. Điều đặc biệt của cây là màu sắc của lá. Các lá non có màu trắng hồng rất đẹp, còn các lá già chuyển sang màu trắng xanh như màu đá đặc trưng. Thân cây nhỏ nhưng phân cành nhiều, khả năng leo trèo rất tốt. Những bông hoa thường có màu hồng sẫm hoặc đỏ và rất sặc sỡ.

Hoa giấy Thái: Đặc trưng là có hai màu (nho hồng, nho trắng), ít rụng, hoa bình thường, cánh nhỏ. Loại hoa giấy này cũng phát triển mạnh nhờ giâm cành, thường được trồng trước nhà.

Hoa Giấy Brazil: Đặc điểm cây leo được nhiều địa hình (cổng, tường…) và có những đặc điểm ưu việt như đã trình bày ở trên về nguồn gốc và đặc điểm của cây hoa giấy. Ví dụ, lá có màu xanh lục, hình bầu dục và hơi nhọn. Phía trên, hoa mọc thành từng chùm …

Hoa Giấy Vạn Hoa Lâu: Cây có nhiều hoa, cánh to, sống lâu năm, và thường có hai màu chủ đạo là tím và đỏ … Đây cũng là một loại cây rất phổ biến ở Việt Nam và được trồng làm cây cảnh, cây cảnh, lá chắn.

Hoa giấy ghép màu: Giống hoa này còn được gọi là hoa giấy ba màu hay hoa giấy ngũ sắc. Cây được trồng hoặc ghép từ nhiều cây hoa giấy có nhiều màu sắc khác nhau trên cùng một gốc. Cây ra hoa có màu sắc rất tươi sáng như hồng, đỏ, cam, trắng, hồng tím nên rất lung linh và thu hút bất cứ thứ gì xuất hiện ở khắp mọi nơi.

Cách chăm sóc cây hoa giấy nở đẹp

Nếu bạn đang muốn sở hữu cho ngôi nhà của mình một giàn hoa giấy chất lượng, hãy bỏ túi cho mình những kinh nghiệm chăm sóc cây hoa giấy sau đây ngay nhé:

Gieo hạt:

Thời điểm trồng thích hợp nhất là tháng 4 và tháng 9. Đất trồng nên chọn đất Akadama, hạt trung bình và đất mùn. Người trồng nên đặt cây ở vị trí nhiều nắng, có khả năng thoát nước tốt.
Sau khi ra hoa:
Vào mùa hè, sau khi cây ra hoa, cây sẽ mọc một nhánh mới dài khoảng 10 cm. Người chơi hoa không nên tưới nước trong 4 ngày để cây ra nụ hoa, sau đó ngắt bỏ chồi ngọn để cây mọc nhiều chồi nách.

Đổi chậu:

Tốc độ phát triển của cây rất nhanh nên sau 1 năm người trồng nên chuyển cây sang trồng sang chậu khác lớn hơn mà vẫn giữ nguyên chất đất như trên. Rễ cây rất dễ bị tổn thương nên cần được xử lý cẩn thận.
Khi trồng hoa xuống đất, cây hoa giấy thường mọc rất cao, lá xanh tốt, khi thân già thì hoa sẽ xuất hiện ở đầu cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu người trồng muốn để dây leo phủ kín mái ô cửa hay hiên nhà thì nên trồng vào bồn cây. Lúc đầu cây cần được chăm sóc tốt, khi cây mọc sát giàn nên làm khô cằn đất, cho cây sống khắc khổ. Hoa giấy có thể trồng trong chậu và tạo dáng, tạo thế.
Nếu trồng cây hoa trong chậu, sau mỗi đợt ra hoa người chăm sóc nên bón thêm phân vào gốc hoa giấy. Sau khi trồng vài năm, khi thức ăn trong đất đã cạn kiệt, cây trồng nên được nhổ bỏ, xới xáo, cắt rễ và trồng lại. Nếu cây tốt, lá to, xanh đậm, người trồng nên hái ½ đến 2/3 lá để kích thích cây ra hoa.


Nhân bản hoa

Người trồng có thể dùng một cành mới dài khoảng 10cm để giâm cành, sau khi cắt được 3 – 4 lá, cắm cành vào khoáng chất trồng cây là có thể nhân giống. Thời điểm nhân giống cây thích hợp là vào khoảng tháng 5 đến tháng 7. Vào mùa đông không nên đặt cây ở ngoài trời, nên đặt trong phòng ấm và tưới nước để cây mọc nhánh để cây dễ ra hoa vào năm sau.

Kiểm soát sâu bệnh

Bông giấy phát triển rất tốt nên người chơi cây không phải lo lắng về vấn đề phòng trừ sâu bệnh. Người trồng chỉ cần chọn những cây sạch sâu bệnh làm giống và trước khi trồng phải vệ sinh bầu thật sạch sẽ cho chắc chắn. Đối với cây theo mùa có thể xử lý phân bón bằng vôi bột, thuốc trừ sâu, trứng giun để hoa tăng cường sức đề kháng.

Cách Chăm Sóc Hoa Phong Lữ Thảo để ra hoa đẹp

Cây hoa phong lữ (hay còn có tên Phong Lữ Thảo) là cây thân thảo lâu năm, thân mọc thẳng đứng và phân nhiều nhánh. Thân cây được bao phủ bởi một lớp lông tơ nhỏ, mỏng, mềm. Khi cây trưởng thành, phong lữ có thể đạt đến chiều cao từ 20-50cm. Lá của giống hoa này có hình tròn, viền ngoài lượn sóng. Những chiếc lá căng mọng có màu xanh bóng với lớp lông nhám giúp cho những bông hoa nở rực rỡ càng trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Hoa phong lữ có 5 cánh, đơn hoặc kép, nụ hoa rủ xuống với nhiều màu sắc đa dạng như đỏ, cam, hồng, tím,….. Mỗi màu hoa phong lữ thảo lại mang một ý nghĩa riêng, hay cùng HATRA tìm hiểu về loài hoa đặc biệt này nhé.

Ý nghĩa của mỗi màu hoa phong lữ thảo

Cây Giống Hoa Phong lữ thảo là loài hoa có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu tương ứng với những ý nghĩa đặc biệt mà nó mang lại cho cuộc sống.

Hoa đậm: Thể hiện sự u uất, buồn bã, đau đớn và khó khăn trong cuộc sống.
Hoa tím: Thể hiện tình yêu thủy chung, sâu sắc, bền chặt, luôn gửi gắm tấm lòng son sắt đến người mình yêu.
Hoa màu đỏ: Thể hiện sự thoải mái, dễ chịu, màu đỏ của hoa tượng trưng cho ngọn lửa ấm áp, mang đến sự bình yên, hạnh phúc.
Hoa màu Lá Xoài: Thể hiện tình bạn chân thành, đoàn kết, gắn bó.
Hoa màu hồng: thể hiện tình yêu ngọt ngào và lãng mạn
Hoa  màu trắng: là màu của sự trong sáng, ngây thơ dành cho người con gái trong sáng, ngoan ngoãn, được yêu mến.

Cách chăm sóc hoa phong lữ thảo ra nhiều hoa đẹp:

Vị trí:

bồn hoa phong lữ

Cây ưa nắng nên thích hợp trồng ở ban công hoặc hiên nhà, tạo thành dải hoa rất đẹp

Cách Trồng:

cây giống hoa phong lữ

Đất: Nên là loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Ngoài giá thể bán sẵn, chúng ta cũng nên trộn thêm khoảng 1/2 lượng phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò hoai mục). Nếu đất mọng nước, nên trộn thêm trấu và phân hữu cơ để đảm bảo đất vừa thoáng khí vừa giàu chất dinh dưỡng.

Ánh sáng: đây là loài cây ưa sáng tuy nhiên nên tránh đặt cây ở dưới ánh nắng gay gắt sẽ gây cháy lá, chết cây.
Nhiệt Độ: nhiệt độ thích hợp để cây hoa phát triển tốt nhất là 16-28 độ C
Trồng cây: trồng chậu nên chú ý khả năng thoát nước của chậu vì Phong Lữ không chịu được úng rễ. Lót một lớp đất dưới đáy chậu, lấy chậu nhựa ra, đặt cây xuống, phủ đất lên, trồng dày hơn nếu muốn hoa nở đẹp. Để trồng đất, bạn chỉ cần tạo hố trồng theo nhu cầu, lót giá thể trồng cây đã chuẩn bị trước đó rồi phủ đất lên trên.

Chăm Sóc Cây Hoa Phong Lữ Thảo :

Tưới nước: trời khô thì tưới cây hàng ngày vào sáng sớm và tưới nhẹ lên lá vào buổi tối khi thấy đất quá khô. Thường chỉ tưới đến khi lớp bề mặt đã se lại để tránh bị úng cây
Phân bón: nên bón cho cây 3 tuần 1 lần, mỗi lần bón nhẹ bằng NPK 15:15:15.

Sâu bệnh thường gặp:

Nên để ý một số bệnh thường gặp ở cây là bệnh vàng lá, thối thân hay nhện đỏ và sâu ăn lá.

Một số chú ý khi chăm sóc hoa phong lữ thảo :

Ngắt bỏ lá vàng cho cây để gốc luôn được thông thoáng.
Tránh để cây nơi quá ít nắng cây sẽ kém ra hoa.
Không thể để cây quá ẩm ướt.

Hoa Cúc Mâm Xôi Hàn Quốc lựa chọn tuyệt vời ngày Tết

Từ lâu nay, cúc luôn là lựa chọn hàng đầu của mỗi gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về với ý nghĩa cầu cho may mắn hạnh phúc. Họ nhà cúc có rất nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại lại có dáng vẻ, nét đẹp, hương thơm riêng. Hoa Cúc mâm xôi Hàn Quốc là một lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình bởi nét rất bình dị duyên dáng nhưng khi cả chậu hoa nở rộ lại đem lại cảm giác thu hút, quyến rũ. Hoa mâm xôi còn được nhiều gia đình yêu thích bởi những ý nghĩa đặc biệt của nó đem lại cho gia chủ. Hãy cùng HATRA điểm qua một vài ý nghĩa của nó trong bài viết này nhé!

Nguồn gốc của Hoa Cúc mâm xôi hàn quốc

Cúc mâm xôi hay còn có cái đại cúc, cúc đại đóa (tên khoa học là Chrysanthemum morifolium) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae). Loài này đã được mô tả khoa học lần đầu tiên bởi Ramat năm 1792.

Loài hoa này đã được nuôi trồng và nhân giống ở Trung Quốc từ hơn 3000 năm. Cúc mâm xôi được lai giống từ nhiều nhánh cúc khác nhau tại Đông Á, với dòng chính được cho là cúc vàng (Chrysanthemum indicum), tỷ trọng của các loài khác nhau trên các giống lai và hầu hết đều không rõ ràng trong nhiều trường hợp. Ở Trung Quốc, có nhiều bằng chứng cho thấy giống hoa này đã có mặt tại đây từ năm 500 trước công nguyên. Năm 1630, có hơn 500 giống hoa được đề cập. Tại các nước châu Âu, đặc biệt là Hà Lan, loài hoa này bắt đầu được biết đến từ giữa thế kỷ thứ 17, và được phân bổ và nhân rộng trong thế kỷ 19.

Tại Việt Nam, cúc Mâm Xôi được trồng tại nhiều khu vực khác nhau bởi tính dễ trồng và giá trị kinh tế cao của nó. Đặc biệt giống hoa này được trồng nổi tiếng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long , nổi bật nhất là thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp là nơi được mệnh danh là xứ sở hoa mâm xôi.

Đặc điểm của cây hoa Cúc Mâm Xôi này

Cúc mâm xôi có màu vàng rực rỡ, bông hoa nhỏ, nhiều cánh, nhụy có màu đen, đặc biệt loại này được trồng thành từng cụm lớn trong chậu với số lượng hoa nhiều vô kể. Một số loại hoa cúc được trồng và sử dụng quanh năm, nhưng hoa cúc mâm xôi thường chỉ xuất hiện trong dịp Tết để đáp ứng nhu cầu  khách hàng và cũng như nâng cao giá trị của cây trồng. Khi cây chưa ra hoa, lá rất nhiều và có màu xanh, lá cây cúc tần nhỏ và hơi xù xì; Các lá hình hơi thùy hoặc có hình bầu dục. Trên phiến lá có nhiều gân nhỏ. Lá có màu xanh đậm khi còn non, khi già chuyển sang màu vàng rồi rụng. Thân  mọc hướng lên trên, trong  chậu có thể trồng  nhiều thân với nhau  tạo thành chùm lớn. Hoặc trong quá trình trồng và chăm sóc chúng ta có thể bấm ngọn để cây ra nhiều nhánh ra nhiều hoa. 

Chậu cúc mâm xôi

 Dưới đây là đặc điểm chi tiết của cây cúc mâm xôi:  

  • Lá: Lá nhỏ màu xanh đậm mọc  đối xứng nhau, phiến lá hình chân vịt, cao trung bình  13cm. 
  • Hoa:  hoa cúc mâm xôi rất đặc sắc, hoa màu vàng xếp khít nhau ở đỉnh. Hoa nhỏ, có kích thước 1-5 cm mỗi khi nở hoa  rực rỡ, đẹp mắt. 
  • Thân: Cúc mâm xôi là cây thân thảo mọc thẳng, phân thành nhiều nhánh nhỏ xung quanh. Cây đạt chiều cao trung bình từ 50-100 cm. 
  • Khi  nụ hoa chưa nở, những nụ hoa xinh xắn với những cánh hoa màu vàng chanh quấn quanh trông thật tươi tắn, đến khi nở, những cánh hoa vàng rực như ánh mặt trời khiến ai cũng  mê mẩn loài hoa này. 
  • Hạt giống: Hoa cúc mâm xôi thường sử dụng hạt chọn lọc để phát triển thành cây mới. Thông thường, hạt giống được bảo quản cẩn thận ở nhiệt độ nhất định tại thời điểm gieo trồng.  

 Thời điểm trồng hoa cúc mâm xôi hàn quốc , sau khi trồng 3-3,5 tháng cây sẽ ra hoa,  bạn nên chọn trồng từ tháng 8-9 âm lịch là thời điểm thích hợp để cây ra hoa vào dịp Tết. Hoa cúc mâm xôi đẹp được chọn trưng bày  ở  hiên nhà, sảnh nhà hàng, khách sạn, quán cafe, hơn nữa cây còn được chọn trồng trang trí tiểu cảnh hoa trong công viên, sân vườn, khu du lịch. 

Ý nghĩa đặc biệt của hoa Cúc mâm xôi hàn quốc:

1, Những công dụng của giống hoa cúc này

Cây ra hoa giúp làm đẹp và bừng sáng không gian sống: Trang trí chậu hoa cúc đại đóa ở sảnh, nhà hàng, khách sạn, văn phòng và các quán cafe làm tăng thêm không khí xuân. Cây được chọn trồng trang trí cảnh quan công viên, khu du lịch, giúp tạo điểm nhấn và thu hút ánh nhìn của mọi người, nơi có hoa mâm xôi, không gian càng thêm nổi bật và sang trọng.  

cúc mâm xôi tím

Hoa cúc mâm xôi trưng bày không gian, hút các chất độc hại giúp không gian trở nên trong lành, sạch sẽ. Cây còn được chọn làm quà tặng ý nghĩa nhân dịp khai trương, lễ tết. 

2, Ý nghĩa mà hoa cúc mâm xôi hàn quốc đem lại

Mâm xôi đồng nghĩa với sum họp, cây với hoa nở tươi tốt đan xen, mỗi dịp Tết đến xuân về lại được trưng bày trong không gian để cầu mong gia đình  đoàn tụ, hạnh phúc và báo hiếu. Cây có hoa màu vàng rực rỡ là biểu tượng của tài lộc và may mắn. Cây giống hoa cúc mâm xôi hàn quốc tỏa ra nguồn năng lượng tích cực cầu chúc may mắn và thành công đến mọi người. 

Trong phong thủy, hoa cúc mâm xôi mang ý nghĩa  xua đuổi tà khí, lưu thông vượng khí giúp gia đình gặp nhiều may mắn.

 

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng và Chăm Sóc Hoa Dạ Yến Thảo

Cách trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo:

Dạ yến thảo là loài hoa mang vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng và có nhiều màu sắc rực rỡ. Ngoài tên thường gọi là hoa dạ yến thảo thì cây còn có tên khác là dạ yến thảo rủ, dã yến thảo.

Loài hoa này có xuất xứ từ Nam Mỹ, nhưng ngày càng phổ biến và có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Đặc điểm:

Thân cây dạ yến thảo thẳng đứng và mọc theo chiều ngang, nhiều phân nhánh.,cây thân thảo có chiều cao khoảng 15-40 cm. 

Lá  cây phần thân trên mọc đối xứng nhau còn phần giữa thân mọc xen kẽ, phiến lá hình bầu dục tròn, ngọn lá nhọn, có màu xanh sẫm.

Bông hoa dạ yến thảo có hình phễu ,cánh hoa gợn sóng,  có các loại hoa đơn hoặc hoa kép, hoa có loại sọc đốm hay có viền quanh tùy vào từng giống hoa.

Cánh hoa có nhiều màu phong phú như: sọc đốm, màu tím, tím cà, tím lavender,màu hồng, màu đỏ, màu trắng và vàng, …có khoảng 150 màu sắc khác nhau. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm thơm đặc biệt phảng phất mùi benzen. 

Hoa dạ yến thỏa nở quanh năm, hoa cỡ nhỏ thì thường có đường kính khoảng 5cm, nhỡ là khoảng 8cm, lớn là 12cm.

Cây Giống hoa Dạ yến thảo thích hợp với vùng đất nhiệt đới, cây ưa ánh sáng, có độ sinh trưởng phát triển nhanh, cho ra hoa liên tục quanh năm, nên cũng dễ trồng và chăm sóc.

Cây dạ yến thảo được nhân giống từ hạt hoặc giâm cành.

Dạ yến thảo được chia thành 3 loại :

+ Hoa dạ yến thảo rủ

+ Hoa dạ yến thảo đứng

+Hoa dạ yến thảo dạng biển sóng

cay-giong-hoa-da-yen-thao

Cách trồng hoa dạ yến thảo 

  • Cần  chuẩn bị những vật dụng cần thiết như chậu cây, đất trồng ,cành giống hoặc hạt giống hoa dạ yến thảo. Chậu cây có thể là dạng thường hoặc dạng treo, nhưng cần chắc chắn, kích thước đủ lớn và có lỗ thoát nước ở dưới đáy.
  • Hạt giống, cành giống phải được lựa chọn kỹ lưỡng : khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hay các khuyết tật xấu từ cây giống mẹ, để đảm bảo cây phát triển và hoa nở đẹp.
  • Đất trồng hoa phải: tơi xốp, thoáng khí, độ ẩm cao và độ dinh dưỡng phì nhiêu.

+ Cách trồng dạ yến thảo bằng cành:

  • Tiến hành cắt một đoạn cành dạ yến thảo có ít nhất 3 đốt lá, xong thì ngâm tạm đoạn cắt vào nước để giữ cho cành cây dạ yến luôn tươi. 
  • Tiếp theo, tỉa bớt những lá ở phần đuôi của cành cây, nếu cây đã có hoa thì nên cắt cả hoa đi để cành tập trung ra rễ mới.
  • Sau cùng giâm cành vào chậu đất trồng đã chuẩn bị sẵn từ trước, tưới nước để giữ cho đất ẩm và để cành nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

+ Cách trồng dạ yến thảo từ hạt:

  • Trước tiên phải chọn hạt giống chất lượng. 
  • Thời gian gieo hạt thích hợp vào khoảng tháng 5 – tháng 6, môi trường lúc này sẽ giúp cây dễ dàng thích nghi và sinh trưởng hơn.
  • Khi đã chuẩn bị và xử lý hạt giống xong thì giắc đều hạt lên chậu hoa sau đó phủ một lớp đất mỏng lên. Phun nước nhẹ nhàng khắp chỗ trồng hoa, tránh để trôi hạt hoặc hở hạt lên mặt đất.  Duy trì giữ ẩm cho cây để sau khoảng 4 – 7 ngày hạt sẽ nảy mầm.

Cách chăm sóc hoa dạ yến thảo :

Hoa dạ yến thảo là loài hoa dễ trồng nhưng nếu lơ là không chăm sóc cũng rất dễ lụi tàn. 

Dạ Yến Thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá

 Buổi sáng tưới hoa và vệ sinh cho cây, loại bỏ những lá khô héo khiến cho cây dễ bị nhiễm sâu bệnh. Không nên để hoa ngoài trời quá nắng hoặc mưa to.

 Dạ yến thảo cũng khá nhạy cảm với nhiệt độ, cây dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên đến trên 35 độ. Cây sẽ bị chết ngay khi tưới thiếu nước, biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng.

Cây dạ yến thảo cần có chế độ dinh dưỡng và phân bón, có thể bón phân vi sinh cho cây định kỳ 2 tuần một lần, căn lượng phân phù hợp tùy theo từng thời điểm.

Bên cạnh việc bón phân thì cũng nên định kỳ thay đất cho cây để đảm bảo độ dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng tốt, ra hoa đẹp và bền, lâu tàn lụi.

Cách Cắm Hoa Thược Dược Đẹp Trưng Bày Ngày Tết

Ngày Tết muôn hoa đua nở, nổi bật trong đó không thể thiếu những bông hoa thược dược rạng rỡ khoe sắc màu. Vì vậy, việc cắm một lọ hoa thược dược đẹp để bày ngày Tết từ lâu đã trở nên quen thuộc với mỗi gia đình mỗi dịp xuân về.

Ý nghĩa của loài hoa thược dược:

Cây Giống Hoa thược dược xinh đẹp, quyến rũ với nhiều màu sắc khác nhau, ẩn trong đó là những ý nghĩa khác nhau mà chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây nhé:

Hoa màu đỏ : mang ý nghĩa của sự ngọt ngào trong tình yêu và hạnh phúc vững bền. Màu đỏ rực của hoa cũng biểu trưng cho nhiệt huyết và đam mê của lứa đôi tuổi trẻ.

Đây là hoa tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào, hạnh phúc vững bền, không những vậy nó còn tượng trưng cho sự nhiệt huyết, đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ.

Hoa  màu trắng : thường được liên tưởng đến sự tinh khiết và trong sáng, mang ý nghĩa của sự thuần khiết nhưng bên trong vẫn có sự dịu dàng,e ấp của người con gái.

Hoa  màu vàng: tượng trưng cho sự sang trọng, phú quý. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa khác là sự hạnh phúc bền lâu của các cặp đôi.

Hoa  màu tím : mang ý nghĩa của sự gắn kết, thủy chung của cặp vợ chồng, tâm đầu ý hợp, trước sau vẫn như một.

Hoa  màu xanh: mang đến niềm hy vọng và những điều tốt đẹp trong tương lai.

Hoa  màu hồng: tượng trưng cho sự dịu dàng và tinh tế, ngoài ra nó còn có vẻ đẹp của trí tuệ.

Cách cắm hoa thược dược ngày tết:

1. Cách chọn hoa:

  • Chọn hoa đẹp và tươi: cành hoa phải là cành dài, mập, đủ cả bông to bông vừa, có cả nụ và lá non, lá già.
  • Lá hoa chọn phải xanh đều, không bị dập nát và không có lá úa. Hoa còn nguyên các lớp cánh, cuống hoa phải dài và cứng, không có mùi hôi.
  • Chọn bình cắm hoa nên là bình tròn, bình trụ miệng chum hoặc bình miệng loe.

2 .Cách cắm hoa:

  • Với những người mới cắm hoa thì nên chọn miếng xốp cắm cho đơn giản và dễ vào khuôn tạo hình.
  • Sau khi có xốp đã bơm nước, nên cắm 4 cành thược dược vào 4 góc của miếng xốp sao cho 4 cành hoa sẽ như cái neo móc vào miệng bình chính.
  • Cắm xong 4 bông thì nhấc cả hoa và xốp chuyển sang bình chính, phải nhấc nhẹ nhàng kẻo hỏng bình hoa.
  • Sau khi đặt miếng xốp vào miệng bình hoa thì tiếp tục cắm xen kẽ các cành non và nụ hoa xung quanh miệng bình.
  • Cuối cùng cắm tiếp hoa theo kiểu xiên cành các bông thược dược còn lại, cắm sao cho cân đối đằng trước đằng sau bên trái bên phải.

Cách cắm hoa thược dược này vừa đơn giản lại đẹp mắt,  thích hợp với những ai mới hoặc tay nghề cắm hoa chưa thành thạo.

3. Cách giữ hoa thược dược tươi lâu, bền đẹp:

. Khi vừa mua hoa về thì chưa vội cắm mà phải làm sạch lá và thân bằng cách lấy một xô nước đặt cả bó hoa vào, nước không được ngập hoa và để khoảng 30 phút.

Bất cứ hoa nào khi mua về cũng làm như vậy thì hoa sẽ hút nước đủ trước khi cắm, lá, thân được làm sạch sẽ không làm cho thối cuống và hôi nước.

Vì người bán chỉ phun nước cho hoa tươi chứ không thể ngâm đủ nước nên làm vậy trước khi cắm sẽ giúp hoa được rạng rỡ và tươi mới.

. Một trong những cách để giữ hoa tươi lâu nhất là thêm chút giấm trắng vào bình hoa khoảng một phút trước khi cắm.

Bởi giấm trắng và nước kết hợp như một chất xúc tác giúp ngăn chặn những bông hoa bị héo úa sau ngày thứ ba.

. Việc thêm một chút đường vào bình hoa cũng sẽ làm cho hoa tươi lâu hơn vì đường giúp gia tăng quá trình quang hợp. Nhưng một bất lợi của mẹo này là nó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn trong nước.

. Cho vào lọ cắm hoa một ít nước chè nguội cũng có thể giữ hoa tươi được 7 ngày.

  Chỉ với vài bước đơn giản như trên, bạn đã có ngay được một bình hoa thược dược  đẹp với bố cục đơn giản, cân đối, cũng như giữ được độ tươi và bền lâu nhất định. Một bình hoa thược dược đẹp góp phần làm cho không gian tràn đầy sức sống tươi mới.