Đặc điểm cây hoa thược dược:
Giống Thược Dược là loại cây lâu năm,thân thảo, có chiều cao từ 50 – 150cm, riêng với hoa thược dược lùn thì chỉ cao khoảng 20 – 40cm.
Cây thân thẳng đứng, phân nhánh, lá mọc đối xứng nhau và phiến lá có hình trứng.
Thược dược có nhiều màu sắc như: tím, đỏ, trắng,vàng … các cánh hoa xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều lớp, nên có hai dạng là hoa đơn và hoa kép.
Thược dược là cây ưa độ ẩm cao, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện môi trường tự nhiên.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa thược dược không phải quá cầu kỳ, hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé:
Làm giàn che cho cây hoa mới trồng:
Việc đầu tiền cần làm là tiến hành làm gian che bằng lưới đen cho cây đảm bảo độ che phủ ánh sáng 50%.
Sau khi trồng cây giống hoa thược dược từ 10 – 15 ngày, cây bắt đầu bén rễ hồi xanh và sinh trưởng mạnh thì có thể giảm độ che phủ, chỉ che vào thời điểm buổi trưa khi mặt trời chiếu nắng gắt.
Sau khoảng 20 – 25 ngày trồng thì có thể thể gỡ bỏ hoàn toàn giàn che ra để cây tiếp tục phát triển.
Tưới nước:
Lưu ý kiểm tra độ ẩm trong chậu trồng thường xuyên.
Cần đảm bảo độ ẩm từ 60 – 70 %, nếu thấy chưa đủ cần bổ sung ngay nước cho cây.
Nếu thấy úng cần tháo bớt nước cho cây.
Một ngày trung bình tưới 2 lần, vào sáng sớm và chiều mát để tránh cây bị cháy nắng, tưới lượng nước vừa phải tránh không làm cây bị úng.
Bấm ngọt tạo tán cho cây hoa thược dược:
Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây hoa trong chậu bén rễ và bắt đầu phát triển mạnh thì tiến hành bấm ngọt lần 1, bấm ngọn cách gốc từ 7 – 8 cm để lại từ 3 – 4 cặp lá thật.
Sau đó khoảng 15 – 20 ngày tiếp tục bấm ngọn lần 2, để từ 2 – 3 cặp lá ở trên mỗi nhánh.
Tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch mà có thể tiến hành bấp ngọn lần thứ 3 hoặc không.
Thời gian từ khi bấm ngọn đến thời điểm hoa nở khoảng 50 – 55 ngày.
Bón phân chăm sóc cây hoa thược dược:
Sử dụng các loại phân tổng hợp NPK có hàm lượng cao, bổ sung thể phân vi sinh, bằng cách hòa nước tưới vào gốc cây. Có thể kết hợp với một số dòng phân bón qua lá để giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh.
Phòng trừ sâu bệnh hại hoa:
Cây hoa thược dược phát triển mạnh, lá mỏng, thân non nên dễ bị hại bởi một số loại sâu hại như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu khoang và một số bệnh hại như bệnh thối thân, bệnh phấn trắng…
Vì vậy cần thường xuyên theo dõi cây hoa đê phát hiện sớm sâu bệnh hại, ưu tiên các biện pháp sinh học như bẫy bả chua ngọt, biện pháp thủ công… Nếu sâu bệnh hại vượt ngưỡng thì cần sử dụng một số loại tuốc hóa học trừ sâu bệnh như Score 250 EC, Topsi M 70 WP, Ascend 20SP, …
Thu hoạch hoa thược dược:
– Sau khi trồng khoảng 85 – 90 ngày, cây sẽ có 1 – 2 nụ hoa hé màu thì thu hoạch.
– Tùy thuộc vào mục đích trang trí để ban công, bàn làm việc, … có thể kết hợp trồng với một số loại cây hoa khác để tạo chậu hoa tổ hợp cây cảnh phù hợp với mỗi không gian thiết kế khác nhau.