• 27 Division St, New York, NY 10002
  • garderia@mail.com

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Các bước giâm lá nhân giống hoa tử la lan

Các bước giâm lá nhân giống hoa tử la lan:

Cây giống hoa tử la lan là giống hoa trồng một năm vì sau khi hoa nở hết mùa khoảng 6 – 8 tuần, thì hoa sẽ tàn đi, một thời gian sau sẽ tiếp tục hồi sinh và ra hoa.

Bước 1: Chọn lá để giâm

Chọn những lá vừa phải, không quá già và cũng không quá non, không bị rách và sâu bệnh. Lấy lá là lớp lá thứ hai tính từ lớp lá dưới cùng. Nếu như lá bị gãy cuống thì vẫn có thể cắt để giâm bằng gân lá.

Theo kinh nghiệm thì thường người ta cắt lá khi cây đã trổ hết bông. Có thể cắt luôn cả thân để cây nảy tược mới và tận dụng luôn lá để giâm cành.

Bước 2: Tiến hành cắt lá

Lưu ý dùng dao thật sắc cắt chéo cuống lá ở sát phần thân. Hãy thật nhẹ tay kẻo dao bén lại cắt luôn cả thân .

Bước 3: Ngâm lá để nhân giống hoa

Ngâm lá vào nước có pha viên B1, pha rất loãng tỷ lệ khoảng 1 -2 giọt cho 100ml nước thôi.

Bước 4: Xử lý chất trồng nhân giống hoa tử la lan

Thành phần chất trồng thường gồm: Cát đen; Perlite, hay perlite+tribat,hoặc có thể giâm luôn vào một chậu cây khác nếu thấy vẫn ổn.

Bước 5: Tiến hành giâm lá vào chậu

Dùng cát sạch để ẩm sau đó lấy que xiên lỗ chéo chừng 2cm và cắm cuống lá vào.

Sau đó để vào chỗ mát có ánh sáng, và giữ cát luôn ẩm.

Lưu ý hạn chế để nước làm ướt lá.

Một thời gian sau phần cuống lá sẽ hình thành lên củ rồi nảy lên mầm cây mới.

Mẹo nhỏ: bạn có thể cắm vào một cốc nước chờ ra rễ rồi trồng sang chậu khác.

Cách chăm sóc sau khi nhân giống hoa tử la lan :

– Giống hoa này thích chỗ mát, sợ úng nước, do đó chỉ cần tưới phun sương vào buổi sáng.

– Không nên trồng cây ở chỗ lộ thiên bởi nước mưa có thể tạt vào.

– Khi hoa héo, bạn có thể cắt bỏ toàn bộ cành để cây đâm chồi mới, ra nụ và lại trổ hoa. Những cây già có thể cắt bỏ toàn bộ cành lá để dưỡng, củ dưới đất lại nảy thành cây con mới.

– Phần lá cắt đi có thể đem giâm lại, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ sinh củ thành cây mới, tuy nhiên tỉ lệ thành công không cao chỉ khoảng 50%.

Ở miền Bắc vào mùa đông dễ giâm cành giâm lá nên cũng không phải quan tâm đặc biệt, chỉ lưu ý giữ ẩm và chờ đợi. Việc giâm lá không khó tuy nhiên không nhiều bạn thành công cho đến khi có hoa. Ở các vùng khí hậu khác có thể đỡ hơn, vì giâm lá thích hợp với nhiệt độ từ 18-30 độ C.

Các bước nhân giống hoa tử la lan tuy không khó nhưng cũng không dễ bởi chỉ một phút sơ sểnh để cây úng nước vài ngày là cái củ dễ úng và không phát triển được.

Các Loại cây giống và cách chăm sóc hoa đồng tiền để hoa nở đẹp

Hoa Đồng tiền là loại hoa có vẻ đẹp thu hút và rực rỡ rất được nhiều người yêu thích đặc biệt để trang trí nhà cửa, đặc biệt là vào lễ tết. Đồng tiền còn thu hút người mua bởi sự đa dạng, phong phú từ màu sắc đến kiểu dáng của nó. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài hoa này cũng như cách chăm sóc hoa đồng tiền để hoa luôn nở đẹp nhé!

1, Đặc điểm nhận dạng hoa Đồng Tiền

Hoa Đồng tiền hay có cái tên khác là cúc đồng tiền có tên khoa học là Gerbera, là chi thân thảo thuộc họ Cúc, có từ 30-100 loài, phân bố chủ yếu tại các khu vực Nam Mỹ, Châu Phi, khu vực nhiệt đới Châu Á.

Cách nhận biết hoa đồng tiền là cụm hoa dạng đầu lớn, có nhiều cánh hoa nhỏ xếp chồng lên nhau. Cánh hoa có dạng hình lưỡi và hình ống, cánh hoa hình lưỡi có kích cỡ lớn hơn, mọc ở bên ngoài, lớp bên trong là các cánh hình ống nhỏ hơn, mọc thành vòng quanh phần tâm hoa hoặc mắt hoa. Hoa có nhiều màu sắc nổi bật như đỏ, cam,vàng, hồng…

Đặc điểm hình thái:  đồng tiền là cây thân thảo, cao từ 20-40 cm, thân không phân cành mà chỉ mọc nhánh từ thân vươn lên. Lá cây thường dài từ 10-15 cm, bề ngang 4-5 cm, có dạng lông vũ thuôn dài, mặt lưng có lông mỏng. Hoa đồng tiền có bộ rễ chùm, lan rộng chứ không ăn sâu vào đất, hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu ở tầng mặt đất.

Hoa Đồng Tiền thuộc họ Cúc, vậy nên chúng có thể nở hoa quanh nay, tuy nhiên Đồng Tiền nở rộ đẹp nhất là vào mùa xuân với khí hậu nhẹ nhàng, mát mẻ. Vào các mùa khác, bạn vẫn có thể bắt gặp Đồng tiền tại các công viên, cửa hàng hoa.

Ưu điểm khi trồng đồng tiền là có nhiều màu sắc sặc sỡ để lựa chọn và dễ thích nghi, dễ trồng, dễ phát triển tốt nên rất được nhiều người ưa chuộng. 

2, Phân loại cây giống hoa Đồng tiền

Dựa theo các đặc điểm về hình thái mà chúng ta có thể chia thành nhiều loại khác nhau:

Phân theo màu sắc:

Hiện nay, hoa đồng tiền có tất cả 7 màu: 

  • Đồng Tiền trắng
  • Đồng Tiền cam
  • Đồng Tiền nghệ
  • Đồng Tiền hồng
  • Đồng Tiền tím
  • Đồng Tiền vàng
  • Đồng Tiền đỏ

Phân theo chiều cao :

  • Đồng tiền lùn: Chỉ cao khoảng 20cm, hoa nở dày, 2-3 bông 1 lần mỗi cây, thường được để cả chậu để chưng bày trong nhà.
  • Đồng tiền cao: Thân dài từ 30-40cm, lá to, chỉ nở 1 bông 1 lần, được dùng để cắm, buộc thành bó hoặc cắm lọ trong nhà.

Phân theo đặc điểm cánh hoa:

  • Đồng tiền đơn: chỉ có một lớp cánh duy nhất nên trông khá mỏng manh, thường có màu đỏ, thường được cắm trong lọ để trang trí.
  • Đồng tiền kép: Ngược lại với đồng tiền đơn, hoa đồng tiền kép có nhiều lớp cánh xếp chồng lên nhau,càng các cánh hoa bên trong thì càng nhỏ.

Các giống hoa đồng tiền hiện có tại Việt Nam

Giống Kim Hoa Sơn: Có nguồn gốc từ Trung Quốc,thường có màu đỏ hoặc vàng, phần nhụy hoa có màu đen. Cây có chiều cao và tốc độ phát triển ở mức trung bình.

Giống thảo nguyên nhiệt đới: Du nhập từ Hà Lan, thuộc loại đồng tiền lùn, tuy nhiên phần thân trông mập mạp, khỏe khoắn. Giống hoa này có màu đỏ rực rỡ và nhụy hoa màu đen.

Giống Yên Hưng: Nguồn gốc từ Trung Quốc. Đặc trưng bởi có cánh hoa màu đỏ và nhụy hoa màu xanh. Giống hoa này có năng suất tốt, giá trị kinh tế cao.

Giống Thanh Tú Giai Nhân: Cũng có nguồn gốc từ Hà Lan, cánh hoa màu hồng nhạt mỹ miều, thuộc loại đồng tiền kép với 3,4 lớp cánh lưới và lớp cánh ống trong cùng. Đây cũng là loại đồng tiền thân cao, từ 35-40 cm, lá màu xanh đậm, hơi uốn cong.

3,Cách trồng và chăm sóc hoa đồng tiền:

Cây giống hoa Đồng Tiền lùn  là loài hoa dễ chăm, dễ trồng, tuy nhiên, để hoa nở rộ đẹp đẽ thì vẫn cần một số lưu ý sau đây:

Ánh sáng:

Để phát triển mạnh hoa cần tiếp nhận đầy đủ ánh sáng. Tuy nhiên, với cường độ ánh sáng quá lớn hoa trở nên nhạy cảm. Vào trưa hè nắng gắt, bạn phải dùng lưới che giúp cho hoa không bị khô héo, ảnh hưởng đến sinh trưởng.vườn ươm đồng tiền

Đất trồng:

Khuyến nghị  trồng cây trong đất có độ pH từ 6-7. Đất trồng cần đảm bảo các điều kiện sau: tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng.

Nhiệt độ:

Thường được trồng vào tháng 2,3 bởi có nhiệt độ phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển ra hoa của cây. Theo nghiên cứu, nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất của cây trong khoảng 15 – 25 độ C. 

Nói chung Đồng tiền là giống cây nhiệt đới nên khả năng chịu lạnh kém. Bởi vậy, vào mùa lạnh,nên thắp đèn sưởi cho cây để hoa ra đúng với thời vụ. Cây cần được trồng ở nơi cao, thoáng, tránh nơi ẩm thấp. 

Độ ẩm:

Hoa đồng tiền phát triển tốt nhất khi độ ẩm từ 60 – 70% và độ ẩm không khí từ 55 – 65%. Ngoài ra, mỗi giai đoạn của cây yêu cầu độ ẩm khác nhau. chi tiết:

Khi cây ở trong bầu đất, độ ẩm cần thiết sẽ cao hơn khoảng 90-95%.

cây non hoa đồng tiềnTrong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây: độ ẩm cần đảm bảo 75 – 80%

Thời kỳ ra hoa: Độ ẩm cần đạt 65 – 70%

Thời kỳ ra hoa: Độ ẩm 60%

Phòng ngừa sâu bệnh:

Đồng tiền là một loại cây rất dễ bị sâu bệnh, nếu cứ để chúng phát triển theo cách tự nhiên thì không cần sự can thiệp của con người. Điều này có nghĩa là  thiếu sự chăm sóc hoa đồng tiền và không cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Khi cây thiếu chất dinh dưỡng sẽ dễ mắc các bệnh như nấm, thối lá, sâu bệnh.